NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI THIẾT KẾ BỐI CẢNH

Thiết kế bối cảnh là một khâu sáng tạo thuộc quy trình sản xuất vở diễn sân khấu, công việc này cũng xuất hiện tương tự với sản xuất điện ảnh hoặc truyền hình.

   Trong quá khứ, các nhà thiết kế bối cảnh có thể không cần nhiều về trình độ, nhưng sau này hầu hết đều được đào tạo về chuyên môn, đa phần có bằng Cử nhân (B.F.A.) hoặc Thạc sỹ (M.F.A.) về nghệ thuật sân khấu.

Nhà Thiết Kế Bối Cảnh

    Một người thiết kế bối cảnh sẽ nghiên cứu, tìm tòi để lọc ra các tư liệu phục vụ cho việc xây dựng những ý tưởng có tính khơi mở, những ý tưởng tiếp tục hỗ trợ cho nội dung và các yếu tố thị giác khác của vở diễn.

    Vấn đề “Làm thế nào để tiếp cận và phát triển những ý tưởng sáng tạo?” luôn là một thắc mắc rất chính đáng. Thiết kế bối cảnh bắt đầu với việc người thiết kế bối cảnh sẵn sàng mở rộng tư duy để đón nhận các khả năng. Có thái độ cầu thị đối với việc nghiên cứu, tìm kiếm, lao động, sẵn sàng khám phá, tò mò và hiếu kỳ. Trí tưởng tượng của người Thiết Kế Bối Cảnh rất trực quan.

    Cho dù là không gian nội hay ngoại, lùm cây cối sặc sỡ hay một buổi hòa nhạc, bầu trời đầy sao hoặc kiến trúc của một công trình tuyệt vời, thiết kế bối cảnh là một quá trình đòi hỏi không ngừng tìm tòi và nghiên cứu.

Nhiệm vụ của nhàThiết Kế Bối Cảnh

    Người thiết kế bối cảnh có trách nhiệm kết hợp với đạo diễn sân khấu và các thành viên khác của nhóm thiết kế sản xuất để tạo ra không gian cho vở diễn và sau đó mô tả lại chi tiết về không gian cho giám đốc kỹ thuật, quản lý sản xuất để có thể tiến hành thi công.

    Các nhà thiết kế bối cảnh chịu trách nhiệm tạo ra các mô hình theo tỉ lệ của bối cảnh, bản vẽ phối cảnh, hệ thống bục bệ, các bản vẽ kết cấu và tất cả những việc khác nữa đòi hỏi giao tiếp của họ với các nhân viên sản xuất khác.

Khó khăn của nhà Thiết Kế Bối Cảnh

    Bối cảnh ở phim trường thì các họa sĩ thiết kế có thể dàn dựng thoải mái, tự do sáng tạo, muốn sơn, vẽ thậm chí đục tường khoét lỗ cũng không bị than phiền gì. Nhưng một khi thuê bối cảnh tại nhà dân thì sẽ khó chủ động trong việc dàn dựng gì thêm. Trường hợp gặp phải những chủ nhà khó tính, họ dường như “điều khiển” cả họa sĩ thiết kế, buộc đạo diễn phải ngậm ngùi sửa kịch bản.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *